CHƯƠNG MỘT: THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH (FINANCIAL MARKET)
oOo
1.1.THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH (FINANCIAL MARKET):
Thị trường, trong kinh tế học và kinh doanh, là nơi người mua và người bán (hay
người có nhu cầu và người cung cấp) tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau để trao
đổi, mua bán hàng hóa và dịch vụ.
Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động mua và bán một thứ hàng hóa nhất định
nào đó. Với nghĩa này, có thị trường gạo, thị trường cà phê, thị trường chứng khoán, thị
trường vốn, v.v Cũng có một nghĩa hẹp khác của thị trường là một nơi nhất định nào đó,
tại đó diễn ra các hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ.
Còn trong kinh tế học, thị trường được hiểu rộng hơn, là nơi có các quan hệ mua
bán hàng hóa, dịch vụ giữa vô số những người bán và người mua có quan hệ cạnh tranh
với nhau, bất kể là ở địa điểm nào, thời gian nào. Thị trường trong kinh tế học được chia
thành ba loại: thị trường hàng hóa – dịch vụ, thị trường lao động, và thị trường tài chính.
Thị trường tài chính (TTTC) là thị trường mà ở đó diễn ra các hoạt động mua bán
các loại giấy tờ có giá hay các loại vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Nơi mà những
người cung cấp tiền tệ đáp ứng nhu cầu của những người khác về tiền tệ;
Thị trường tài chính là chiếc cầu nối giữa cung và cầu vốn trong nền kinh tế, tạo
điều kiện thuận lợi chuyển nguồn vốn nhàn rỗi sang nơi thiếu vốn để đáp ứng nhu cầu
phát triển kinh tế.
Thông qua thị trường tài chính hình thành giá mua giá bán các loại cổ phiếu, trái
phiếu, kỳ phiếu, giấy nợ ngắn hạn, dài hạn…hình thành nên tỷ lệ lãi suất đi vay, lãi suất
cho vay, lãi suất ngắn, trung hạn và dài hạn.
Thị trường tài chính hoạt động hữu hiệu nhờ các tài chính trung gian (các công ty
chứng khoán, các quỹ đầu tư, ngân hàng…)
Đối tượng tham gia thị trường tài chính là những nguồn cung và cầu về vốn trong
xã hội của các chủ thể kinh tế như nhà nước, doanh nghiệp, gia đình…Chủ thể tham gia
trên thị trường tài chính là những pháp nhân hay thể nhân đại diện cho những nguồn cung
cầu về vốn tham gia trên thị trường tài chính, chủ yếu là các ngân hàng thương mại, công
ty tài chính, công ty đầu tư, công ty bảo hiểm, các quỹ tín dụng.
1.1.1.Bản chất, chức năng của TTTC:
1.1.1.1. Mối quan hệ nhân quả giữa đầu tư và tiết kiệm:
Một quốc gia muốn tăng trưởng và phát triển bền vững phải đáp ứng được nhu cầu
vốn. Muốn vốn đầu tư lớn phải gia tăng tiết kiệm. Đồng thời, tăng trưởng kinh tế cao sẽ
tạo điều kiện tăng tiết kiệm và tăng khả năng cung ứng vốn đầu tư.
1.1.1.2. Quá trình giao lưu vốn:
Trong nền kinh tế, nhu cầu về vốn để đầu tư và các nguồn tiết kiệm có thể phát
sinh từ nhiều chủ thể khác nhau. Những người có cơ hội đầu tư thì thiếu vốn, những
người có vốn nhàn rỗi lại không có vốn đầu tư. Họ gặp nhau để thỏa mãn nhu cầu của
nhau.
1.1.1.3. Chức năng của TTTC:
– Tập trung các khoản tiết kiệm thành nguồn vốn lớn: Thông qua TTTC, những nhà
đầu tư có thể dùng những khoản tiền nhàn rỗi của mình để mua bán các loại chứng khoán
trên thị trường; những khoản vốn đó được tập thành những khoản vốn tương đối lớn để
các chủ thể huy động vốn phục vụ cho mục tiêu đầu tư phát triển, mở rộng sản xuất kinh
doanh, làm gia tăng nguồn vốn cho nền kinh tế, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của các chủ
thể.
– Kích thích tiết kiệm và đầu tư: Muốn đầu tư trên thị trường tài chính kể tìm kiếm lợi
nhuận, các nhà đầu tư phải có một khoản vốn nhàn rỗi nhất định, điều đó sẽ kích thích
các nhà đầu tư tăng cường tiết kiệm để tích lũy vốn đầu tư. Đồng thời thông qua quá
trình đầu tư, họ có thể sẽ nhận được một khoản lợi nhuận tương lớn, điều đó tạo cho các
nhà đầu tư càng muốn đầu tư nhiều hơn để đạt được nhiều lợi nhuận hơn trong tương lai.
– Hình thành giá cả các loại tài sản tài chính: Thông qua thị trường tài chính, giá cả của
các loại tài sản tài chính sẽ được hình thành thông qua quy luật cung cầu.
– Tạo tính thanh khoản cho tài sản tài chính: Tính thanh khoản là khả năng dễ dàng
chuyển đổi thành tiền mặt của các loại tài sản tài chính. Ví dụ, khi một nhà đầu tư bỏ hết
tiền ra để mua cổ phiếu trên thị trường, đến khi cần tiền gấp thì anh ta có thể bán lại các
cổ phiếu đó cho các nhà đầu tư khác và thu tiền về.
Vị trí, vai trò của TTTC:
Vị trí của thị trường tài chính:
Trong mối quan hệ tương quan với các thị trường khác, thị trường tài chính có vị
trí là thị trường khởi điểm cho các loại thị trường, nó có tác dụng chi phối điều hành và
xâm nhập vào các loại thị trường khác.
Vai trò của thị trường tài chính:
Thị trường tài chính là nơi tạo ra môi trường thuận lợi để dung hoà các lợi ích kinh
tế khác nhau của các thành viên khác nhau trên thị trường.
Thị trường tài chính nâng cao năng suất và hiệu quả hoạt động kinh doanh, sản
xuất của nền kinh tế.
Thị trường tài chính tạo ra cơ hội đầu tư và đem lại lợi ích cho mọi thành viên
trong xã hội.
1.1.2. Phân loại TTTC:
1.1.2.1. Căn cứ vào thời hạn luân chuyển vốn:
a. Thị trường tiền tệ (Money Market):
Thị trường tiền tệ là thị trường mua bán các giấy tờ có giá trị ngắn hạn, có kỳ hạn
dưới một năm.
Thị trường tiền tệ bao gồm 03 loại thị trường sau:
– Thị trường liên ngân hàng (Interbank Market)
– Thị trường vốn ngắn hạn (Shorterm Market)
– Thị trường hối đoái (Foreign Exchange Market)
b. Thị trường vốn (Capital Market):
Còn gọi là thị trường vốn dài hạn, là một bộ phận quan trọng của thị trường tài
chính hoạt động của nó nhằm huy động những nguồn vốn trong xã hội tập trung thành
nguồn vốn lớn tài trợ dài hạn cho các doanh nghiệp và chính phủ nhằm mục đích phát
triển sản xuất, tăng trưởng kinh tế hay các dự án đầu tư.
Thị trường thế chấp (Mortgage Market):
Cung cấp tín dụng trung và dài hạn cho các doanh nghiệp thường đòi hỏi phải có tài
sản thế chấp. Hoạt động trên thị trường này là các NHTM và các tổ chức tín dụng phi
ngân ngân hàng.
Thị trường cho thuê tài chính (Leasing Market):
Cho thuê tài chính là một loại hình tài trợ vốn hiệu quả cho các DN đầu tư đổi mới
trang thiết bị công nghệ. Cho thuê tài chính là hoạt động tín dụng trung và dài hạn thông
qua việc cho thuê máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác trên
cơ sở hợp đồng cho thuê giữa bên cho thuê và bên thuê.
Thị trường chứng khoán (Stock Market):
Để huy động được các nguồn vốn dài hạn, bên cạnh việc đi vay ngân hàng thông qua
hình thức tài chính gián tiếp, chính phủ và một số công ty còn thực hiện huy động vốn
thông qua việc phát hành các chứng khoán.
Chứng khoán là công cụ thể hiện quyền sở hữu trên một công ty (cổ phiếu) quyền
chủ nợ đối với một công ty, chính phủ hay chính quyền đại phương (trái phiếu).
1.1.2.2. Căn cứ vào tính chất chuyên môn hóa của thị trường:
a. Thị trường công cụ nợ
Là thị trường trong đó người cần vốn huy động vốn dựa trên việc phát hành các
công cụ nợ (trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu…). Thực chất những công cụ nợ là thỏa thuận
có tính hợp đồng trong đó người vay vốn thanh toán cho người giữ công cụ một khoảng
tiền cố định trong thời gian nhất định.
b. Thị trường công cụ vốn:
Là thị trường trong đó người cần vốn huy động vốn bằng cách phát hành các cổ
phiếu bán cho người có vốn. Người nắm giữ cổ phiếu gọi là cổ đông, họ góp vốn vào
công ty để tiến hành sản xuất kinh doanh với tinh thần lời ăn, lỗ chịu.
c. Thị trường công cụ phái sinh:
Chứng khoán phái sinh bao gồm:
Chứng quyền(Warrant):
Chứng quyền: là quyền cho phép người sở hữu nó được mua một lượng cổ phiếu xác
định, với một mức giá xác định, trong một thời hạn nhất định. Chứng quyền thường được
các công ty cổ phần phát hành kèm theo các đợt phát hành trái phiếu hoặc cổ phiếu ưu đãi
nhằm làm tăng tính hấp dẫn của đợt phát hành.
Quyền chọn (Option):
Bao gồm quyền chọn mua và quyền chọn bán:
Quyền chọn mua:
Người mua quyền chọn trả một khoản tiền (gọi là phí quyền chọn) cho người bán.
Người mua sẽ có quyền được mua (không bắt buộc mua) một lượng tài sản nhất định theo
một mức giá thoả thuận trước, tại một thời điểm xác định trong tương lai. Người bán
nhận phí quyền chọn có trách nhiệm phải bán một lượng tài sản như đã thoả thuận cho
người mua, theo mức giá đã thoả thuận, vào thời điểm xác định trong tương lai (hoặc
trước thời điểm đó) khi người mua muốn thực hiện quyền chọn mua.
Quyền chọn bán:
Người nắm giữ một lượng tài sản mua phí quyền chọn bán của nhà cung cấp quyền
chọn bán để đảm bảo rằng tài sản của mình sẽ chắc chắn được bán ở một mức giá nhất
định trong tương lai.
Hợp đồng tương lai (Future):
Hợp đồng tương lai là loại hợp đồng trong đó có sự thoả thuận giữa các bên ký hợp
đồng về những nghĩa vụ mua bán phải thực hiện theo mức giá đã được xác định cho
tương lai mà không phụ thuộc vào giá cả của thị trường tại thời điểm tương lai đó.
Mục đích: Nhằm giảm bớt rủi ro xảy ra do các biến cố có thể đẩy giá cả lên cao hoặc
xuống thấp trong tương lai.
Một số loại hợp đồng tương lai cơ bản: Hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán,hợp
đồng tương lai lãi suất, hợp đồng tương lai ngoại hối, hợp đồng tương lai nông sản, hợp
đồng tương lai kim loại và khoáng sản.
1.1.2.2. Căn cứ vào cơ cấu các thị trường:
a. Thị trường sơ cấp:
Là thị trường mua bán các chứng khoán mới phát hành lần đầu. Trên thị trường
này vốn từ nhà đầu sẽ được chuyển sang nhà phát hành thông qua việc nhà đầu tư mua
các chứng khoán mới phát hành.
Vai trò của thị trường sơ cấp: (i) Chứng khoán hóa nguồn vốn cần huy động thông
qua việc phát hành chứng khoán. (ii) Thực hiện quá trình chu chuyển tài chính trực tiếp
đưa các khoản tiền nhàn rỗi vào đầu tư.
Đặc điểm của thị trường sơ cấp: (i) Là thị trường không liên tục và là nơi duy nhất
mà các chứng khoán mang lại nguồn vốn cho người phát hành. (ii) Những người bán trên
TTSC thường là kho bạc NHNN, Cty phát hành, Cty bảo lãnh phát hành. (iii) Giá CK trên
TTSC do tổ chức phát hành quyết định và in ngay trên CK.
b. Thị trường thứ cấp:
Là nơi giao dịch các chứng khoán đã được phát hành trên TTSC. TTTC đảm bảo
tính thanh khoản cho các CK đã phát hành.
Vai trò của TT thứ cấp: (i) Cung cấp thị trường, tạo điều kiện dễ dàng để mua bán
những công cụ trên thị trường SC. (ii) Xác định giá của các loại chứng khoán thông qua
cung cầu.
Đặc điểm của TT thứ cấp: (i) Khoản tiền thu được từ việc bán CK thuộc về các nhà
đầu tư, các nhà kinh doanh CK. (ii) Giá CK do cung cầu quyết định. (iii) Là thị trường
hoạt đông liên tục, các nhà đầu tư có thể mua bán nhiều lần trên TTTC.
1.2. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ (MONEY MARKET):
1.2.1.Thị trường tiền tệ (TTTT):
Ngày nay phần lớn các hoạt động kinh tế của chúng ta đều thực hiện thông qua
tiền. Đối với cá nhân, tiền là phương tiện và mục đích hoạt động kinh tế. Đối với quốc
gia, tiền được sử dụng như một công cụ điều tiết vĩ mô.
Tiền là bất cứ phương tiện nào đó được thừa nhận chung để làm trung gian cho
việc mua bán hàng hoá. Sự ra đời của tiền là một cuộc cách mạng lớn trong hoạt động
kinh tế trong thực tế. Tiền trải qua nhiều hình thức nhiều giai đoạn phát triển từ thấp đến
cao theo thời gian lịch sử. Mãi đến thế kĩ XX, thì vai trò của tiền mới được nhận thức
đúng đắn. Các nhà kinh tế một mặt nhấn mạnh vai trò của tiền nói chung, nhận thức được
các tác động của tiền đối với việc ổn định và phát triển kinh tế, đối với quốc gia, tiền
được sử dụng như một công cụ điều tiết vĩ mô.
Hiện nay trên thị trường thường biểu hiện dưới dạng tiền mặt, tiền kim khí, tiền
gởi ngân hàng, tiền gởi dưới dạng ngoại tệ, tiết kiệm có kỳ hạn và không kỳ hạn, tiền dự
trữ dưới dạng các động sản, chứng khoán hoặc dưới dạng các phiếu vay nợ, các chứng từ
thương mại có khả năng chuyển đổi thành tiền.
Như vậy, từ khi tiền tệ xuất hiện đã làm xuất hiện nhiều nhu cầu khác nhau về tiền
thúc đẩy sự hình thành của thị trường tiền tệ.
Thị trường tiền tệ là thị trường mua bán các giấy tờ có giá trị ngắn hạn, có kỳ hạn
dưới một năm. Hiểu theo nghĩa giản đơn, thị trường tiền tệ là thị trường vay và cho vay
vốn ngắn hạn cho nền kinh tế.
Tham gia trên thị trường có nhiều chủ thể kinh tế là các ngân hàng thương mại, các
tổ chức môi giới, chủ thể cho vay, đại diện cho nguồn cung về vốn ( ngân hàng nhà nước,
ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng…) chủ thể đi vay, đại diện cho các nguồn
cầu về vốn (ngân hàng thương mại, các doanh nghiệp, các kho bạc…)
Vai trò của thị trường tiền tệ:
Thị trường tiền tệ điều tiết cung cầu về vốn ngắn hạn, thị trường tiền tệ giữ vai trò rất
quan trọng trong việc hỗ trợ hoạt động các doanh nghiệp trong nền kinh tế đặc biệt là các
ngân hàng, bổ sung kịp thời nhu cầu vốn cũng như điều hoà các nguồn vốn tiền tệ từ nơi
thừa đến nơi thiếu vốn và thông qua hoạt động đã ảnh hưởng đến việc hình thành giá cả
tín dụng của tiền gởi ngắn hạn.
Mặc dù là thị trường vốn ngắn hạn nhưng nó cũng mang màu sắc của thị trường dài
hạn vì các chủ hoạt động trên thị trường tiền tệ bao giờ cũng có kết hợp về vốn với việc
đầu tư tiền tệ vốn ngắn hạn.
Tóm lại, theo nghĩa cổ điển thị trường tiền tệ là thị trường liên ngân hàng với hai chức
năng cơ bản là:
– Cân đối vốn vay giữa ngân hàng nhà nước và các tổ chức tín dụng.
– Cân đối khả năng thanh toán tín dụng giữa các tổ chức.
Sự phát triển mạnh mẽ của thị trường tiền tệ đã đóng góp phần quan trọng trong
chức năng điều tiết vĩ mô của ngân hàng nhà nước, góp phần điều hoà cung cầu về tiền tệ
và ngăn chặn tình trạng lạm phát có hiệu quả.
1.2.2.Các công cụ lưu thông trên thị trường tiền tệ:
Trên thị trường tiền tệ có các loại trái phiếu kho bạc ngăn hạn, thương phiếu (phiếu
nợ xuất phát từ việc mua bán trả chậm hoặc tương trưng cho vật sở hữu trên một số hàng
ký gởi), hối phiếu (phiếu ghi nợ do người bán hàng ký phát trao cho người mua hàng trả
chậm, trong đó yêu cầu người này phải trả một số tiền nhất định khi đến hạn cho người
hưởng lợi qui định trong hối phiếu), các chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng (một
biên nhận của ngân hàng xác nhận có giữ số tiền gửi của khách hàng trong đó qui định
khách hàng đó sẽ được một số lãi hàng năm và nhận đủ số vốn khi đáo hạn. Người có
chứng chỉ này không được rút tiền khi đáo hạn nhưng có thể mang nó đổi lấy tiền mặt tại
thị trường tiền tệ.)
1.3.THỊ TRƯỜNG VỐN (CAPITAL MARKET):
1.3.1.Thị trường vốn:
Thị trường vốn là nơi diễn ra các hoạt động mua bán các loại chứng khoán và giấy
nợ trung và dài hạn như cổ phiếu, trái phiếu chính phủ…
Căn cứ vào cơ cấu tổ chức thị trường vốn gồm:
– Thị trường sơ cấp hay thị trường phát hành: Là thị trường mua bán các giấy có giá
được phát hành lần đầu tiên. Chủ yếu là các cổ phiếu, trái phiếu và thông thường việc
mua bán này được thực hiện thông qua các ngân hàng và các công ty tài chính.
– Thị trường thứ cấp: Là thị trường thay đổi quyền sở hữu chứng khoán cho những cổ
phiếu, trái phiếu đang lưu thông trên thị trường.
Tham gia thị trường vốn gồm các chủ thể mua bán và môi giới các loại chứng
khoán như Nhà nước, doanh nghiệp, các tổ chức môi giới, các tổ chức xã hội và các tầng
lớp dân cư. Trong đó, nhà môi giới có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện các mối
quan hệ giữa người mua và người bán chứng khoán và trong quan hệ giữa cung và cầu
chứng khoán.
Bản chất thị trường vốn:
Chúng ta thấy các hoạt động trao đổi mua bán và chuyển nhượng các chứng khoán là
hình thức hoạt động diễn ra chủ yếu và thường xuyên trên thị trường chứng khoán, đây
không phải là các sự việc mua đi bán lại hay chuyển đổi các giấy tờ có giá trị từ tay chủ
thể này sang tay chủ thể khác một cách đơn giản. Thực chất, đây chính là quá trình vận
động tư bản ở hình thức tiền tệ hay nói cách khác nó là quá trình chuyển tư bản sở hữu
sang tư bản kinh doanh. Do đó, các quan hệ mua bán các chứng khoán trên thị trường
chứng khoán phản ánh sự thay đổi các chủ thể sở hữu về tư bản. Đây là việc xảy ra thực
tế đối với một chủ thể kinh doanh, khi anh ta là người tham gia vào hoạt động của thị
trường chứng khoán với tư cách khác nhau. Vì vậy, xét về mặt bản chất phản ánh các
quan hệ trao đổi mua bán không phải một số lượng nhất định các tư liệu sản xuất và các
khoản tiền mặt, mà là các quyền sở hữu về tư liệu sản xuất và vốn tiền mặt.
Vai trò thị trường vốn:
Thị trường vốn là một bộ phận cấu thành quan trọng nhất của nền kinh tế thị trường.
có thể nói hầu hết các nước có nền kinh tế thị trường vốn hoạt động có hiệu quả và có tác
dụng tích cực trong việc cung ứng kịp thời cho các nhu cầu về vốn cho nền kinh tế đặc
biệt là vốn trung và dài hạn. Là nơi dừng chân lí tưởng cho các nguồn tiết kiệm và cũng là
nơi các dự án phát triển kinh tế tiếp nhận được nguồn vốn.
Bên cạnh đó, thị trường vốn còn là nơi diễn ra quá trình chuyển nhượng về vốn, tài
sản là môi trường thuận lợi cho việc đa dạng hoá các chủ thể sở hữu về vốn đã kích thích
các nhà đầu tư vì nó tạo điều kiện cho quá trình lưu thông chứng khoán, làm cho người sở
hữu chứng khoán có thể dễ dàng chuyển vốn đầu tư của mình nhanh chóng từ lĩnh vực
này sang lĩnh vực khác.
Trong nền kinh tế thị trường, giá cả được kinh thành từ chính sự sôi động của thị
trường và trên thị trường vốn đặc trưng cho quá trình hoạt động chỉ có hai chủ thể mua và
bán.
1.3.2.Các công cụ tham gia trên thị trường vốn:
Trên thị trường vốn có các loại như cổ phiếu, trái phiếu chính phủ. Ngoài ra còn có
các loại giấy tờ có giá trị khác như tín phiếu kho bạc, trái phiếu đầu tư… Vì các công cụ
này có thời hạn kéo dài do đó giá cả của chúng luôn dao động và rủi ro hơn so với các
công cụ của thị trường tiền tệ.
CHƯƠNG HAI: THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN (STOCK MARKET)
oOo
2.1. KHÁI NIỆM, LỊCH SỬ HÌNH THÀNH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN:
2.1.1. KHÁI NIỆM:
Thị trường chứng khoán là một bộ phận của thị trường vốn mà tại đó diễn ra việc
mua bán các công cụ tài chính trung và dài hạn.
Thị trường chứng khoán trong điều kiện của nền kinh tế hiện đại, được quan niệm
là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán trung và dài hạn. Việc mua
bán này được tiến hành ở thị trường sơ cấp khi người mua mua được chứng khoán lần đầu
từ những người phát hành, và ở những thị trường thứ cấp khi có sự mua đi bán lại các
chứng khoán đã được phát hành ở thị trường sơ cấp.
Như vậy, xét về mặt hình thức, thị trường chứng khoán chỉ là nơi diễn ra các hoạt
động trao đổi, mua bán, chuyển nhượng các loại chứng khoán, qua đó thay đổi chủ thể
nắm giữ chứng khoán.
Hình thái điển hình của TTCK tập trung là Sở giao dịch chứng khoán ( Stock
exchange). Tại Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK), các giao dịch được tập trung tại một
địa điểm; các lệnh được chuyển tới sàn giao dịch và tham gia vào quá trình ghép lệnh để
hình thành nên giá giao dịch.
TTCK phi tập trung còn gọi là thị trường OTC (over the counter). Trên thị trường
OTC, các giao dịch được tiến hành qua mạng lưới các công ty chứng khoán phân tán trên
khắp quốc gia và được nối với nhau bằng mạng điện tử. Giá trên thị trường này được
hình thành theo phương thức thoả thuận.
2.1.2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN:
Thị trường chứng khoán ban đầu phát triển một cách tự phát và rất sơ khai, xuất
phát từ một sự cần thiết đơn lẻ của buổi ban đầu. Vào giữa thế kỷ 15 ở tại những thành
phố trung tâm buôn bán ở phương Tây, các thương gia thường tụ tập tại các quán cà phê
để trao đổi việc mua bán trao đổi các vật phẩm hàng hoá. Lúc đầu chỉ một nhóm nhỏ, dần
dần sau đó tăng dần và hình thành một khu chợ riêng. Cuối thế kỷ 15, để thuận tiện hơn
cho việc làm ăn, khu chợ trở thành “thị trường” với việc họ thống nhất các quy ước và
dần dần các quy ước được sửa đổi hoàn chỉnh thành những quy tắc có giá trị bắt buộc
chung cho mọi thành viên tham gia ”thị trường”.
Phiên chợ riêng đầu tiên được diễn ra vào năm 1453 tại một lữ điếm của gia đình
Vanber ở Bruges Bỉ, tại đó có một bảng hiệu hình ba túi da với một tiếng Pháp là
“Bourse” tức là “mậu dịch thị trường” hay còn gọi là “Sở giao dịch”.
Vào năm 1547, thành phố ở Bruges Bỉ mất đi sự phồn thịnh do eo biển Even bị cát
lấp nên mậu dịch thị trường ở đây bị sụp đổ và được chuyển qua thị trấn Auvers Bỉ, ở đây
thị trường phát triển rất nhanh và giữa thế kỷ 16 một quan chức đại thần của Anh quốc đã
đến quan sát và về thiết lập một mậu dịch thị trường tại London Anh, nơi mà sau này
được gọi là Sở giao dịch chứng khoán London. Các mậu dịch thị trường khác cũng lần
lượt được thành lập tại Pháp, Đức và Bắc Âu.
Sự phát triển của thị trường ngày càng phát triển cả về lượng và chất với số thành
viên tham gia đông đảo và nhiều nội dung khác nhau. Vì vậy theo tính chất tự nhiên nó lại
được phân ra thành nhiều thị trường khác nhau như: Thị trường giao dịch hàng hoá, thị
trường hối đoái, thị trường giao dịch các hợp đồng tương lai và thị trường chứng khoán…
với đặc tính riêng của từng thị trường thuận lợi cho giao dịch của người tham gia trong
đó.
Quá trình các giao dịch chứng khoán diễn ra và hình thành như vậy một cách tự
phát cũng tương tự ở Pháp, Hà Lan, các nước Bắc Âu, các nước Tây Âu và Bắc Mỹ.
Các phương thức giao dịch ban đầu được diễn ra sơ khai ngay cả khi ở ngoài trời
với những ký hiệu giao dịch bằng tay và có thư ký nhận lệnh của khách hàng. Ở Mỹ cho
đến năm 1921, khu chợ này được chuyển từ ngoài trời vào trong nhà, Sở giao dịch chứng
khoán chính thức được thành lập.
Ngày nay, theo sự phát triển của công nghệ khoa học kỹ thuật, các phương thức
giao dịch ở các Sở giao dịch chứng khoán cũng được cải tiến dần theo tốc độ và khối
lượng yêu cầu nhằm đem lại hiệu quả và chất lượng cho giao dịch, các Sở giao dịch đã
dần dần sử dụng máy vi tính để truyền các lệnh đặt hàng và chuyền dần từ giao dịch
thủ công kết hợp với máy vi tính sang sử dụng hoàn toàn hệ thống giao dịch điện tử thay
cho thủ công trước kia.
Lịch sử phát triển các thị trường chứng khoán Thế giới trải qua một sự phát triển
thăng trầm lúc lên, lúc xuống, vào những năm 1875-1913, thị trường chứng khoán Thế
giới phát triển huy hoàng cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế Thế giới lúc đó, nhưng
rồi đến “ngày thứ năm đen tối” tức ngày 29/10/1929 đã làm cho thị trường chứng khoán
Tây, Bắc Âu và Nhật bản khủng hoảng mất lòng tin. Cho mãi tới chiến tranh thế giới thứ
2 kết thúc, các thị trường chứng khoán cũng hồi phục dần và phát triển mạnh và rồi cho
đến năm 1987 một lần nữa đã làm cho các thị trường chứng khoán.
Thế giới điên đảo với “ngày thứ hai đen tối” do hệ thống thanh toán kém cỏi không
đảm đương được yêu cầu của giao dịch, sụt giá chứng khoán ghê gớm, mất lòng tin và
phản ứng dây chuyền mà hậu quả của nó còn nặng hơn cuộc khủng hoảng năm 1929.
Theo quy luật tự nhiên, sau gần hai năm mất lòng tin, thị trường chứng khoán Thế giới
lại đi vào giai đoạn ổn định và phát triển đến ngày nay. Cứ mỗi lần khủng hoảng như vậy,
giá chứng khoán của tất cả các thị trường chứng khoán trên Thế giới sụt kinh khủng tuy
ở mỗi khu vực và mỗi nước ở những mức độ khác nhau gây ra sự ngừng trệ cho thị
trường chứng khoán toàn cầu và cũng ảnh hưởng trực tiếp tới nền kinh tế mỗi nước.
Cho đến nay, phần lớn các nước trên Thế giới đã có khoảng trên 160 Sở giao dịch
chứng khoán phân tán khắp các châu lục bao gồm cả các nước trong khu vực Đông nam
Xem thêm: vay tiền trả góp theo tháng online
Á phát triển vào những năm 1960 -1970 vào ở các nước ở Đông Âu như Balan, Hunggari,
Séc, Nga, và Châu Á như Trung quốc vào những năm 1980 – đầu năm 1990.
Lịch sử hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán trên Thế giới cho thấy
thời gian đầu, thị trường hình thành một cách tự phát, đối tượng tham gia chủ yếu là các
nhà đầu cơ, dần dần về sau mới có sự tham gia ngày càng đông đảo của công chúng. Khi
thị trường bắt đầu xuất hiện sự trục trặc và bất ổn, chính phủ buộc phải can thiệp bằng
cách thành lập các cơ quan quản lý nhằm bảo vệ quyền lợi của công chúng đầu tư và sau
đó dần dần hệ thống pháp lý cũng bắt đầu được ban hành. Kinh nghiệm đối với những thị
trường mới hình thành về sau này cho thấy thị trường sau khi thiết lập chỉ có thể hoạt
động có hiệu quả, ổn định và nhanh chóng nếu có sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt về
hàng hoá, luật pháp, con người, bộ máy quản lý và đặc biệt sự giám sát và quản lý nghiêm
ngặt của Nhà nước.
Song cũng có một số thị trường chứng khoán có sự trục trặc ngay từ ban đầu như
thị trường chứng khoán Thái Lan, Inđônêsia, hoạt động trì trệ một thời gian dài do thiếu
hàng hoá và do không được quan tâm đúng mức, thị trường chứng khoán Philippine kém
hiệu quả do thiếu sự chỉ đạo và quản lý thống nhất hoạt động của 2 Sở giao dịch chứng
khoán Makita và Manila, thị trường chứng khoán Balan, Hungari gặp trục trặc do việc chỉ
đạo giá cả quá cao hoặc quá thấp, …
Có thể nói, Thị trường chứng khoán là một định chế tài chính không thể thiếu được
trong đời sống kinh tế của những nước theo cơ chế thị trường và nhất là những nước đang
phát triển đang cần thu hút luồng vốn lớn dài hạn cho nền kinh tế quốc dân.
2.2. PHÂN LOẠI, CHỨC NĂNG, VÀ VAI TRÒ CỦA TTCK:
2.2.1. PHÂN LOẠI:
Xét về phương diện pháp lý:
Thị trường chứng khoán được chia thành thị trường tập trung và thị trường phi tập
trung
Thị trường chứng khoán tập trung (Stock Exchange)
Là thị trường hoạt động theo đúng các quy định của pháp luật, là nơi mua bán các
loại chứng khoán đã được niêm yết
Thị trường chứng khoán phi tập trung (OTC):
Là thị trường mua bán chứng khoán nằm ngoài sở giao dịch, không có địa điểm tập
trung những nhà môi giới, những người kinh doanh chứng khoán như tại sở giao dịch.
Các giao dịch ở đây chủ yếu là dựa vào sự thoả thuận giữa người mua và người bán,
không có sự kiểm soát từ Hội đồng Chứng khoán.
Các loại chứng khoán mua bán ở đây thường những chứng khoán chưa đủ điều
kiện niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán, ít người biết đến hoặc ít được mua bán.
Xét về quá trình luân chuyển chứng khoán:
Thị trường chứng khoán được chia làm thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp.
Thị trường sơ cấp:
Còn gọi là thị trường cấp một hay thị trường phát hành, hàm ý chỉ nơi diễn ra các
hoạt động mua bán chứng khoán mới phát hành lần đầu. Thị trường sơ cấp là thị trường
tạo vốn cho đơn vị phát hành.
Thị trường thứ cấp:
Còn gọi là thị trường cấp hai hay thị trường lưu thông, là nói đến nơi diễn ra các
giao dịch mua bán chứng khoán sau khi đã phát hành lần đầu. Nói cách khác thị trường
thứ cấp là thị trường mua đi bán lại các loại chứng khoán đã phát hành qua thị trường sơ
cấp.
Nếu xét về phương thức giao dịch:
Thị trường chứng khoán được chia là thị trường giao ngay và thị trường giao sau.
Thị trường giao ngay:
Là thị trường mua bán chứng khoán theo giá tại thời điểm giao dịch nhưng việc
thực hiện thanh toán và giao hàng có thể diễn ra sau dó một vài ngày theo thoả thuận.
Thị trường giao sau:
Là thị trường mua bán chứng khoán theo một loại hợp đồng định sẵn, giá cả được
thoả thuận trong ngày giao dịch, nhưng việc thanh toán và giao hàng xảy ra trong một
thời hạn ở tương lai.
Ngoài ra, nếu căn cứ vào đặc điểm hàng hoá lưu hành thì thị trường chứng khoán
còn chia thành thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu, thị trường các công cụ phái sinh.
2.2.2. CHỨC NĂNG:
2.2.2.1. Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế:
Khi các nhà đầu tư mua chứng khoán do các công ty phát hành, số tiền nhàn rỗi
của họ được đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh và qua đó góp phần mở rộng sản xuất
xã hội. Thông qua TTCK, Chính phủ và chính quyền ở các địa phương cũng huy động
được các nguồn vốn cho mục đích sử dụng và đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế, phục vụ
các nhu cầu chung của xã hội.
2.2.2.2. Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng
TTCK cung cấp cho công chúng một môi trường đầu tư lành mạnh với các cơ hội
lựa chọn phong phú. Các loại chứng khoán trên thị trường rất khác nhau về tính chất, thời
hạn và độ rủi ro, cho phép các nhà đầu tư có thể lựa chọn loại hàng hoá phù hợp với khả
năng, mục tiêu và sở thích của mình.
2.2.2.3. Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán
Nhờ có TTCK các nhà đầu tư có thể chuyển đổi các chứng khoán họ sở hữu thành
tiền mặt hoặc các loại chứng khoán khác khi họ muốn. Khả năng thanh khoản là một
trong những đặc tính hấp dẫn của chứng khoán đối với người đầu tư. Đây là yếu tố cho
thấy tính linh hoạt, an toàn của vốn đầu tư. TTCK hoạt động càng năng động và có hiệu
quả thì tính thanh khoản của các chứng khoán giao dịch trên thị trường càng cao.
2.2.2.4. Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp
Thông qua chứng khoán, hoạt động của các doanh nghiệp được phản ánh một cách
tổng hợp và chính xác, giúp cho việc đánh giá và so sánh hoạt động của doanh nghiệp
được nhanh chóng và thuận tiện, từ đó cũng tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh
nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, kích thích áp dụng công nghệ mới, cải tiến sản
phẩm.
2.2.2.5. Tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô:
Các chỉ báo của TTCK phản ánh động thái của nền kinh tế một cách nhạy bén và
chính xác. Giá các chứng khoán tăng lên cho thấy đầu tư đang mở rộng, nền kinh tế tăng
trưởng; ngược lại giá chứng khoán giảm sẽ cho thấy các dấu hiệu tiêu cực của nền kinh tế.
Vì thế, TTCK được gọi là phong vũ biểu của nền kinh tế và là một công cụ quan trọng
giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô. Thông qua TTCK, Chính phủ có
thể mua và bán trái phiếu Chính phủ để tạo ra nguồn thu bù đắp thâm hụt ngân sách và
quản lý lạm phát. Ngoài ra, Chính phủ cũng có thể sử dụng một số chính sách, biện pháp
tác động vào TTCK nhằm định hướng đầu tư đảm bảo cho sự phát triển cân đối của nền
kinh tế.
2.2.3. VAI TRÒ CỦA TTCK:
2.2.3.1. Thị trường chứng khoán là công cụ khuyến khích dân chúng tiết kiệm và sử
dụng nguồn vốn tiết kiệm vào công cụ đầu tư.
Trong nền kinh tế thị trường, vốn được huy động từ mọi tầng lớp nhân dân và
nguồn vốn vày thường rất phân tán nên cần phải có những định chế đặc biệt thực hiện để
thu hút nguồn vốn này. Vai trò của ngân hàng là thu hút vốn và bảo vệ sự an toàn tiền ký
gởi của cá nhân cũng như các đơn vị và trong quá trình đó ngân hàng có thể sử dụng một
tỷ lệ nhất định của tiền ký gởi để cho vay đầu tư vào các loại chứng khoán có tính thanh
khoản cao. Ngân hàng hoạt động nhằm mục tiêu lợi nhuận nhưng cũng phải đảm bảo mọi
thanh toán của khách hàng. Cho nên phải cân nhắc giữa lợi nhuận và thanh khoản. Trong
nền kinh tế thị trường, hệ thống ngân hàng thương mại có chổ dựa vững chắc là ngân
hàng trung ương. Đây là mối quan hệ truyền thống trong hệ thống ngân hàng để huy động
và cấp tín dụng cho cá nhân hay đơn vị có nhu cầu.
Với sự ra đời của thị trường chứng khoán, một hệ thống thứ hai khuyến khích tiết
kiệm và đầu tư của dân chúng cũng như những định chế có khả năng huy động các nguồn
vốn trong dân chúng. Hoạt động của TTCK là thu hút nguồn vốn lớn cho cả khu vực tư
cũng như khu vực công. Nguồn vốn này không phải do TTCK thu hút, nhưng chính nhờ
có thị trường chứng khoán và hoạt động của nó, cá nhân và định chế tài chính mới đầu tư,
vì người ta biết rằng thanh khoản có thể đảm bảo khi có nhu cầu.
2.2.3.2.Thị trường chứng khoán là phương tiện huy động vốn.
Trước đây, khi thị trường chứng khoán chưa hình thành, các đơn vị kinh tế đều lệ
thuộc vào ngân hàng để có vốn hoạt động, có nghĩa là phải đi vay với lãi suất biến đổi tuỳ
theo thị trường. Ngày nay, tại hầu hết các nước, các đơn vị kinh tế cũng như nhà nước đã
huy động vốn trực tiếp từ các nguồn tiết kiệm bằng cách phát hành cổ phiếu hay trái
phiếu.
Nhờ có thị trường chứng khoán mà các nhà trung gian, các nhà môi giới, các nhà
bảo lãnh cổ phiếu của đơn vị kinh tế có thể phát hành bán rộng rãi trong công chúng để
huy động vốn. Do đó được đảm bảo và được sử dụng lâu dài. Càng làm ăn có hiệu quả, cổ
phiếu càng có giá. Đơn vị kinh tế không phải lo lắng về thời gian hoàn trả như đi vay
ngân hàng và cũng không phải bận tâm về giá trị cổ phiếu lên xuống.
Về phía chính phủ trung ương hay địa phương cũng có thể huy động vốn bằng
cách phát hành các loại chứng khoán như công khố phiếu hay tín phiếu kho bạc chính phủ
cũng có sử dụng tập đoàn bảo lãnh phát hành hay thông qua ngân hàng. Các loại trái
phiếu của chính phủ là một công cụ phổ biến để huy động nguồn vốn cần thiết cho chi
tiêu và đầu tư của chính phủ thay vì phải sử dụng biện pháp phát hành tiền tệ dễ dẫn đến
lạm phát. Không có TTCK thì nhà nước vẫn phát hành được chứng khoán nhưng có thị
trường chứng khoán thì nhà nước bán được một cách dễ dàng hơn. Vì trái phiếu chính
phủ cũng là một chứng khoán chuyển khi cần tiền sở hữu chủ có thể đưa nó ra bán tại
TTCK. Dân chúng thường thích các loại công trái quốc gia vì được lãi suất ổn định và
đảm bảo thu hồi vốn lúc đáo hạn. Nó phù hợp với những nhà đầu tư không thích mạo
hiểm, không chấp nhận rủi ro cao.
2.2.3.3.Thị trường chứng khoán là công cụ làm giảm áp lực lạm phát.
Ngân hàng trung ương với vai trò điều hoà lưu thông tiền tệ, khi xuất hiện hiện
tượng lạm phát, ngân hàng trung ương sẽ đưa ra bán các loại kỳ phiếu trên TTCK với lãi
suất cao để thu hút bớt số tiền đang lưu thông về. Với chính khách khuyến khích bằng lãi
suất và đảm bảo chi trả, dân chúng sẽ sẳn sàng mua kỳ phiếu ngân hàng và từ đó sẽ làm
giảm áp lực lạm phát.
2.2.3.4.Thị trường chứng khoán có tổ chức sẽ là nơi cung cấp mọi thông tin cần
thiết về các loại cổ phiếu, chứng khoán và các công ty chứng khoán.
Thị trường chứng thu thập và phân tích các nguồn thông tin cần thiết như thành
tích trong quá khứ của một đơn vị kinh tế, triển vọng trong tương lai của đơn vị đó cũng
như sự đối chiếu với các loại chứng khoán khác. Nếu không có TTCK mỗi cá nhân phải
tự tìm tòi các nguồn thông tin cần thiết và cũng không thể đầy đủ. Điều này sẽ hạn chế
hoạt động của thị trường, hạn chế sự lưu chuyển nguồn vốn và tăng mức rủi ro, làm cho
sự phân bổ tài nguyên trong đầu tư kém hiệu quả. Trong một hệ thống không có thị
trường chứng khoán, sự hình thành và kinh doanh chứng khoán sẽ rất tốn kém mà không
có hiệu quả. Người phát hành có thể phải đi rao bán từng nhà, tìm từng khách hàng và thị
trường. Như vậy sẽ không vượt ra ngoài phạm vi hẹp, không thể đưa vốn từ nơi thừa đến
nơi thiếu.
2.2.3.5.Thị trường chứng khoán đảm bảo tính thanh khoản.
Thị trường sơ cấp đảm nhận việc phát hành cổ phiếu, chứng khoán mới trong khi
đó thị trường thứ cấp là nơi mua bán các loại chứng khoán đã phát hành. Việc mua bán
chứng khoán trên thị trường thứ cấp không tạo thêm nguồn vốn mới cho đơn vị kinh tế
hay chính phủ mà chỉ thay đổi quyền sở hữu đối với chứng khoán. Thị trường thứ cấp có
vai trò kinh tế quan trọng là bảo đảm tính thanh khoản của các loại công cụ tài chính, có
nghĩa là các chứng khoán có thể thông qua các trung gian các nhà môi giới bán ra để thu
tiền mặt đáp ứng nhu cầu cần thiết đối với cá nhân hay tổ chức. Chính sự đảm bảo này
mà các nhân hay định chế tài chính sẳn sàng mua cổ phiếu hay chứn khoán trên thị trường
sơ cấp. Nếu không có phương tiện này người ta sẻ rất e dè trong việc sử dụng những
nguồn tiết kiệm hoặc dự phòng bất trắc. Tuy nhiên, chúng ta cần chú ý đến các điều kiện
tiên quyết để hiện kim hoá cổ phần hay chứng khoán.
– Phương tiện dễ dàng và phí thực hiện thấp. Nếu mất nhiều phí cao, cổ phiếu hay
chứng khoán có tính thanh khoản thấp.
– Nguồn vốn chính phải được bảo vệ, không chịu ảnh hưởng của sự biến động giá
trị. Mọi biến động trên thị trường đều tạo ảnh hưởng trên giá trị cổ phiếu hay chứng
khoán. Do đó, đôi khi người muốn bán không đảm bảo được vốn chính (mệnh giá) của cổ
phiếu.
– Chứng khoán có thời gian thu hồi càng lâu, tính thanh khoản càng thấp.
2.2.3.6. Thị trường chứng khoán thúc đẩy các doanh nghiệp làm ăn hiệu quả kinh tế,
đàng hoàng hơn.
Nhờ TTCK, các doanh nghiệp mới có thể phát hành, đem bán các cổ phiếu, trái
phiếu của họ.
UBCK nhà nước chỉ chấp nhận các cổ phiếu, trái phiếu của những công ty đầy đủ
các điều kiện: Kinh doanh hợp pháp, tài chính lành mạnh, có doanh lợi…và dân chúng
chỉ mua của những công ty có uy tín. Với sự tự do lựa chọn của người mua cổ phiếu, để
bán được cổ phiếu, không có cách nào khác hơn là những nhà quản lý doanh nghiệp phải
tính toán làm ăn đàng hoàng và có hiệu quả kinh tế. Hơn nữa, luật lệ của TTCK bắt buộc
các doanh nghiệp tham gia TTCK phải công bố công khai các báo cáo tài chính, kết quả
kinh doanh hàng năm trước công chúng…Qua đó dân chúng có cơ hội nhận định đánh giá
được từng công ty.
Việc mua bán cổ phiếu của công ty một cách tự do, người có cổ phiếu trở thành sở
hữu chủ của công ty, họ có thể kiểm soát công ty một cách dễ dàng qua các cơ quan quản
lý công ty và nhận biết được khả năng hoạt động của công ty qua sự chấp nhận của
TTCK. Từ đó thúc đẩy công ty phải làm ăn đàng hoàng hơn, tốt hơn.
2.2.3.7.Thị trường chứng khoán tạo môi trường về đầu tư.
Chúng ta biết rằng nguồn tiết kiệm tiềm tàng trong dân chúng là rất lớn và hệ
thống ngân hàng chưa thể thu hút hết nguồn vốn tiềm tàng này. Hơn nữa, dân chúng chưa
phân biệt rõ thế nào là hùn vốn. Chúng ta đã thấy nhiều công ty cổ phần ra đời và nhiều
cổ đông đã xem phần vốn của mình như là một loại ký thác và đòi hỏi đơn vị phải đảm
bảo một lãi suất tương ứng cho phần hùn của mình không cần biết đơn vị làm ăn ra sao.
Thị trường chứng khoán với cơ sở pháp lý hoàn chỉnh và bộ máy quản lý hữu hiệu,
sẽ là môi trường thuận lợi cho việc phát hành cổ phiếu và các loại chứng khoán cũng như
mọi nghiệp vụ mua bán ở thị trường thứ cấp. Với sự phổ biến và hướng dẫn rộng rãi,
người dân sẽ sử dụng nguồn tiết kiệm của mình để mua cổ phiếu hay chứng khoán với
niềm tin về lợi nhuận hay tiền lãi đảm bảo. Dĩ nhiên là các nhà trung gian và các nhà môi
giới phải làm tốt vai trò trung gian của mình để cho các nhà đầu tư riêng lẻ được thông
tin đầy đủ về các công ty phát hành đã hoặc đang chuẩn bị phát hành cổ phiếu. Nguồn tiết
kiệm quan trọng này nếu không có TTCK sẽ tiếp tục nằm dưới dạng cất trữ không sinh lợi
cho bản thân người cất trữ và cũng chẳng đóng góp gì cho sự phát triển kinh tế. TTCK
không những khuyến khích đầu tư mà còn là nơi tạo điều kiện thực hiện mọi sự mua bán
dễ dàng khi cần thiết. Sự phát triển của thị trường sơ cấp càng trở nên hấp dẫn và tạo thói
quen cho mọi người tham gia vào hoạt động của thị trường.
2.2.3.8.Thị trường chứng khoán điều tiết việc phát hành cổ phiếu.
Sự tồn tại và phát triển của TTCK hoàn toàn phụ thuộc vào sự tham gia thị trường
của các đơn vị kinh tế. Tuy nhiên, sự tham gia này phải có điều kiện và chỉ khi nào các
điều kiện này được thoả mản đầy đủ, các đơn vị mới có khả năng yết giá trên thị trường
chứng khoán để tiến hành mua bán. TTCK có quyền tạm ngưng mua bán một loại cổ
phiếu nào đó nếu có vi phạm có thể đưa đến thiệt hại cho nhà đầu tư và chỉ cho phép giao
dịch trở lại khi mọi điều kiện cần thiết được đáp ứng đầy đủ. Như vậy, vai trò quản lý của
TTCK là đảm bảo sự an toàn cho các nhà đầu tư bằng cách xem xét, đánh giá các loại cổ
phiếu trước khi cho phép đưa ra mua bán. Vai trò điều tiết của TTCK còn có thể hướng
các đơn vị kinh tế đầu tư vào các ngành hay các lĩnh vực như thúc đẩy chương trình cổ
phần hoá các doanh nghiệp bằng cách phát hành cổ phiếu của những đơn vị đã được đánh
giá tương đối chính xác.
2.2.3.9.Thị trường chứng khoán thu hút vốn từ nước ngoài.
Đầu tư vốn vào đâu để không bị mất vốn và có lời cao nhất là vấn đề nhà đầu tư
nước ngoài quan tâm. Chính TTCK sẽ là nơi các nhà đầu tư nước ngoài theo dõi và nhận
định hoạt động của các ngành, các doanh nghiệp trong nước. TTCK còn tạo môi trường
thích hợp để các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư một cách dễ dàng. Họ chỉ cần bỏ vốn vào
TTCK để mua cổ phiếu hoặc cộng tác với các doanh nghiệp trong nước thành lập công ty
cổ phần, rồi đem bán cổ phần trên thị trường. Như vậy, thu hút vốn đầu tư nước ngoài qua
TTCK là một hình thức đầu tư rất hữu hiệu.
2.3. BẢN CHẤT, MỤC TIÊU VÀ NGUYÊN NHÂN KHÁCH QUAN CỦA SỰ
HÌNH THÀNH TTCK:
2.3.1. BẢN CHẤT:
Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các hoạt động mua bán các loại chứng
khoán trung và dài hạn. Xét về mặt hình thức, hoạt động trao đổi, mua bán, chuyển
nhượng các chứng khoán chỉ là việc trao đổi các chủ thể nắm giữ chứng khoán, còn về
mặt thực chất chính là quá trình vận động tư bản ở hình thái tiền tệ, tức là quá trình từ tư
bản sở hữu sang tư bản kinh doanh. Các quan hệ mua bán chứng khoán trên thị trường
chứng khoán phản ánh các sự thay đổi chủ sở hữu về chứng khoán. Chủ thể tham gia thị
trường chứng khoán với tư cách là nhà đầu tư, anh ta là chủ sở hữu tư bản, còn khi tham
gia với tư cách là người sử dụng vốn đầu tư, anh ta thực hiện chức năng của tư bản kinh
doanh. Do đó, thị trường chứng khoán xét về bản chất, không chỉ phản ánh các quan hệ
trao đổi mua bán một số lượng nhất định các tư liệu sản xuất và các khoản vốn bằng tiền,
mà là các quyền sở hữu về tư liệu sản xuất và vốn bằng tiền. Nói cách khác, thị trường
chứng khoán là nơi buôn bán các quyền sở hữu về tư bản.
Tư bản hiện nay được lưu thông như một loại hàng hoá thông thường có giá trị và
giá trị sử dụng. Thị trường chứng khoán là hình thức phát triển cao của nền sản xuất hàng
hoá.
2.3.2. MỤC TIÊU:
Thị trường chứng khoán được thành lập nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các
nguồn vốn trong quá trình phát triển kinh tế. Thị trường chứng khoán điều tiết hữu hiệu
nhất các nguồn vốn từ nơi sử dụng kém sang nơi sử dụng có hiệu quả hơn, tạo điều kiện
cho nhiều người sử dụng vốn đầu tư. Thị trường chứng khoán luôn đảm bảo và phục vụ
cho bất cứ đối tượng nào có nhu cầu về vốn. Thị trường chứng khoán khác với ngân hàng
là cung cấp vốn cho doanh nghiệp kịp thời, đúng lúc là đầy đủ số lượng cần thiết đồng
thời không phải thông qua thủ tục hành chính quá khắc khe. Thị trường chứng khoán tạo
điều kiện cho việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Thị trường chứng khoán nâng cao hiệu
quả hoạt động của các tổ chức tài chính. Thị trường chứng khoán mở rộng dịch vụ tài
chính thông qua hoạt động của các tổ chức tài chính.
2.3.3. NGUYÊN NHÂN:
Kinh nghiệm thế giới cho thấy các nước phát triển theo cơ chế thị trường đều phải
tuân thủ theo các quy luật khắc khe của thị trường: quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh,
các quy luật của quan hệ cung cầu. Thị trường chứng khoán là một yếu tố cấu thành đặc
biệt quan trọng của nền kinh tế thị trường và nó cũng đầy đủ các đặc trưng của một thị
trường, nó tồn tại khách quan và ra đời tự phát trong nền kinh tế thị trường. TTCK ra đời
do các yếu tố khách quan sau:
– Sự luân chuyển các nguồn vốn tài chính giữa các doanh nghiệp được diễn ra thông qua
các hoạt động mua bán tự do cổ phiếu, trái phiếu chủ yếu được thực hiện trên thị trường
chứng khoán.
– Quá trình quốc tế hoá nền kinh tế ngày càng cao làm cho các quan hệ thị trường nội địa
nhanh chóng thay đổi theo xu hướng phát trển của thị trường thế giới.
– Trong quá trình sản xuất kinh doanh, chính phủ, các pháp nhân, các thể nhân thiếu vốn
để đầu tư đã tổ chức phát hành các giấy nợ ngắn, trung và dài hạn, các cổ phiếu, trái phiếu
có khả năng thanh toán và luôn có chuyển đổi từ chủ sở hữu này sang chủ sở hữu khác.
2.4. CÁC THÀNH PHẦN THAM GIA TRÊN TTCK:
2.4.1.Nhà phát hành:
Là các tổ chức thực hiện huy động vốn thông qua TTCK dưới hình thức phát hành
các chứng khoán.
2.4.2. Nhà đầu tư:
Là những người thực sự mua và bán chứng khoán trên TTCK. Nhà đầu tư có thể
được chia thành 2 loại:
– Nhà đầu tư cá nhân: là những người có vốn nhàn rỗi tạm thời, tham gia mua bán trên
TTCK với mục đích kiếm lời.
– Nhà đầu tư có tổ chức: là các định chế đầu tư thường xuyên mua bán chứng khoán với
số lượng lớn trên thị trường.
Các định chế này có thể tồn tại dưới các hình thức sau: công ty đầu tư, công ty bảo
hiểm, Quỹ lương hưu, công ty tài chính, ngân hàng thương mại và các công ty chứng
khoán.
2.4.3. Các công ty chứng khoán:
Là những công ty hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán, có thể đảm nhận một
hoặc nhiều trong số các nghiệp vụ chính là môi giới, quản lý quỹ đầu tư, bảo lãnh phát
hành, tư vấn đầu tư chứng khoán và tự doanh
2.4.4. Các tổ chức có liên quan đến TTCK:
– Uỷ ban chứng khoán Nhà nước: là cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện chức năng quản
lý nhà nước đối với TTCK ở Việt nam.
– Sở giao dịch chứng khoán: là cơ quan thực hiện vận hành thị trường và ban hành những
quyết định điều chỉnh các hoạt động giao dịch chứng khoán phù hợp với các quy định của
luật pháp và UBCK.
– Công ty dịch vụ máy tính chứng khoán: là tổ chức phụ trợ, phục vụ các giao dịch chứng
khoán.
– Công ty đánh giá hệ số tín nhiệm: là công ty chuyên cung cấp dịch vụ đánh giá năng lực
thanh toán các khoản vốn gốc và lãi đúng thời hạn và theo những điều khoản đã cam kết
của công ty phát hành đối với một đợt phát hành cụ thể.
2.5. CÁC NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA TTCK:
2.5.1. Nguyên tắc cạnh tranh:
Theo nguyên tắc này, giá cả trên TTCK phản ánh quan hệ cung cầu về chứng
khoán và thể hiện tương quan cạnh tranh giữa các công ty. Trên thị trường sơ cấp, các nhà
phát hành cạnh tranh với nhau để bán chứng khoán của mình cho các nhà đầu tư, các nhà
đầu tư được tự do lựa chọn các chứng khoán theo các mục tiêu của mình. Trên thị trường
thứ cấp, các nhà đầu tư cũng cạnh tranh tự do để tìm kiếm cho mình một lợi nhuận cao
nhất.
2.5.2. Nguyên tắc công bằng:
Công bằng có nghĩa là mọi người tham gia thị trường đều phải tuân thủ những qui
định chung, được bình đẳng trong việc chia sẻ thông tin và trong việc gánh chịu các hình
thức xử phạt nếu vi phạm vào những qui định đó. hoạt động khó khăn và phức tạp, hoạt
động này có thể mang lại cho CTCK những khoản lợi nhuận lớn nhưng cũng có thể gây ra
những tổn thất không nhỏ.
2.5.3. Nguyên tắc công khai:
Chứng khoán là loại hàng hoá trừu tượng nên TTCK phải được xây dựng trên cơ
sở hệ thống công bố thông tin tốt. Theo luật định, các tổ chức phát hành có nghĩa vụ phải
cung cấp thông tin đầy đủ theo chế độ thường xuyên và đột xuất thông qua các phương
tiện thông tin đại chúng, Sở giao dịch, các công ty chứng khoán và các tổ chức có liên
quan.
2.5.4. Nguyên tắc trung gian:
Nguyên tắc này có nghĩa là các giao dịch chứng khoán được thực hiện thông qua
tổ chức trung gian là các công ty chứng khoán. Trên thị trường sơ cấp, các nhà đầu tư
không mua trực tiếp của nhà phát hành mà mua từ các nhà bảo lãnh phát hành. Trên thị
trường thứ cấp, thông qua các nghiệp vụ môi giới, kinh doanh, các công ty chứng khoán
mua, bán chứng khoán giúp các khách hàng, hoặc kết nối các khách hàng với nhau qua
việc thực hiện các giao dịch mua bán chứng khoán trên tài khoản của mình.
2.5.5. Nguyên tắc tập trung:
Các giao dịch chứng khoán chỉ diễn ra trên sở giao dịch và trên thị trường OTC
dưới sự kiểm tra giám sát của cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức tự quản.
2.6. CÁC ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH TTCK:
2.6.1.Yếu tố con người:
Đây là yếu tố quyết định khả năng hình thành và phát triển của thị trường chứng
Xem thêm : La Bataille De Stalingrad Là Ai, Stalin : Tư Tưởng Độc Tài Và Gia Đình Bất Hạnh
khoán, nó bao gồm:
– Các đối tượng tham gia quản lý nhà nước đối với hoạt động của thị trường chứng khoán.
– Các đối tượng tác nghiệp trên thị trường chứng khoán.
– Các chuyên gia chứng khoán.
Các chủ thể này phải am hiểu thị trường chứng khoán, có một trình độ chuyên môn
và nghiệp vụ và kinh nghiệm nhất định. Do đó, phải có chương trình đào tạo chuyên môn
đối với nguồn nhân lực trong lĩnh vực chứng khoán. Trước mắt có thể thuê chuyên gia
nước ngoài đào tạo ngắn hạn, hoặc cử các đoàn đi nghiên cứu nước ngoài. Về lâu dài,
phải đưa chương trình thị trường chứng khoán vào các trường đại học, trung học kinh tế
tài chính ngân hàng.
2.6.2.Yếu tố vật chất:
Đó là nền kinh tế hàng hoá phát triển và quan hệ thị trường.
Thị trường bao gồm 3 chủ thể quan hệ với nhau: Người mua, người bán và người
môi giới. Người mua phải có tiền và người bán phải có hàng hoá. Có như vậy mới hình
thành thị trường. Do đó, hàng hoá và tiền tệ để tiêu thụ hàng hoá là điều kiện tiên quyết
để hình thành thị trường. Chúng ta lần lược xét hai yếu tố này:
– Thứ nhất, về mặt hàng hoá. Trên thị trường chứng khoán, các loại hàng hoá rất đa dạng
và phong phú. Đó là các loại chứng khoán: cổ phiếu, trái phiếu, công trái…Tất cả các loại
này đều do chính phủ, các trung gian tài chính và các công ty cổ phần phát hành.
– Thứ hai, là vấn đề người mua. Mâu thuẫn cơ bản nhất đối với người mua là không có
tiền hoặc nếu có, thì việc tham gia thị trường chứng khoán còn mang nhiều rủi ro đồng
tiền mất giá nhanh hơn hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nghĩa là lãi suất của thị trường này
rất có nguy cơ là lãi suất âm, người tham gia thị trường chứng khoán sẽ bị lỗ vốn. Người
mua cần mua, tức là có nhu cầu mua là điều kiện cần, nhưng chưa đủ để thị trường chứng
khoán hoạt động. Chúng ta đều biết rằng thu nhập được chia làm hai phần:
+ Phần để chi phí cho tiêu dùng thường xuyên như ăn, ở, mặc, giải trí…
+ Phần tiết kiệm dành cho các mục đích khác. Chính phần tiết kiệm này là đối tượng thu
hút của thị trường tài chính nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng.
2.6.3.Yếu tố lưu thông tiền tệ ổn định:
Đây cũng là điều kiện tiên quyết, gắn liền với 2 điều kiện trên vì nếu đồng tiền
không ổn định thì thị trường chứng khoán không thể hoạt động được do mức độ rủi ro quá
cao.
Nói đến ổn định tiền tệ là nói đến vấn đề kiểm soát và kiềm chế lạm phát hay
chống lạm phát vì biểu hiện của lạm phát là sự mất giá của đồng tiền làm cho giá cả tăng.
Đã có rất nhiều cuộc thảo luận quốc tế và quốc gia xung quanh vấn đề này. Một khi lạm
phát chưa được không chế, đồng tiền chưa ổn định thì thị trường chứng khoán vẫn chỉ
nằm trong mơ ước, vì không ai có thể tự nguyện trao vốn với khối lượng lớn và lâu dài
cho người sử dụng để chỉ hy vọng thu về mớ giấy lộn. Do đó, việc tìm ra các phương án
và giải pháp đồng bộ để đấu tranh chống lạm phát ổn định tiền tệ là v
Source: https://kinhdoanhthongminh.net
Category: Tài Chính
Discussion about this post